ĐĂNG KÝ NGAY

logo-tr-DH-Nong-Lam

HUAF

Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế

Với 57 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã khẳng định vị thế của mình là một trường đại học đào tạo hàng đầu khu vực Miền Trung và trên cả nước về lĩnh vực Nông - Lâm -Ngư nghiệp. Trường đã trở thành điểm đến giáo dục cho sinh viên Việt Nam và quốc tế.

Điều này được thể hiện qua những nét nổi bật

0 %
Sinh viên ra trường có việc làm trong vòng 12 tháng
Hơn
900
Suất học bổng mỗi năm
Thực tập có thu nhập lên đến
200
Triệu/năm
Hơn 50 doanh nghiệp với hơn
3000
Chỉ tiêu tuyển dụng mỗi năm

VÌ SAO HUAF LÀ SỰ LỰA CHỌN TUYỆT VỜI
DÀNH CHO TÂN SINH VIÊN?

01
z5209890799060_fd377edd00c525e825da9867f35489a5
Cam kết chất lượng
Chương trình gắn với chuyên môn và thực tế nghề nghiệp, thuận lợi khi học chuyển tiếp, du học bậc cao và được nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển chọn.
02
Sinh-vien-thuc-tap-thuc-te-tai-nha-may-qkqvkpz5ewzvqitcxx5186h2887fhe0k5hwk5j0guc
Học đi đôi với làm
Chương trình học bám sát nhu cầu xã hội và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Mạng lưới kết nối với hơn 50 doanh nghiệp mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế, thực tập nghề nghiệp trong và ngoài nước, hướng đến hoàn thiện kỹ năng khi học tập tại trường.
03
Ảnh-1-pbrlm0ca57gyvvak0zwvp7tqjn9ysc475gnypciog4
Tiếp cận thực tế
Trực tiếp tham gia thực tập, thực tế nghề nghiệp tại các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam
04
CEO-talk-CP_7251143_4576582-pbrlnohyalrbiwv69px04sn8kb1ggyr0pqf1f21hdw
Đội ngũ giảng viên HUAF giỏi, tận tâm
Là những chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong giảng dạy cũng như trong nghiên cứu khoa học.
images2334762_T6b_nu_giam_doc_26_tuoi_gioi_theu_san_pham_den_khach_hang_anh_thanh_duong_hong-pbrlteclvbl45ik5vowasup6nouuaog8i1adink9j8
05
Vững vàng nghề nghiệp
Nhiều hoạt động, cuộc thi giúp sinh viên tự tin hoạt động với đội nhóm, phát huy kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, định hướng nghề nghiệp và như khởi nghiệp
06
399282021_892042579316223_1485194508022400923_n-qmja9a2gmimw709mtw5d8o5108lbjna9katpr3f32c
Tuổi trẻ năng động
Hơn 30 câu lạc bộ học thuật, thể thao, văn nghệ, công tác xã hội, hàng trăm hoạt động, webinar, hội thảo mang lại cho khoảng thời gian sinh viên thực sự đa dạng, phong phú.

PHƯƠNG THỨC NÀO PHÙ HỢP
NĂNG LỰC CỦA BẠN

Tại Đại học Nông Lâm, Đại học Huế có ba phương thức xét tuyển để các bạn học sinh có thể tìm được phương án phù hợp và tiện lợi nhất!

01

Xét tuyển dựa vào kết quả học tập ở cấp trung học phổ thông (điểm học bạ).
Nhà trường sử dụng kết quả học tập của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12 để xét tuyển.

Điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển là điểm trung bình chung mỗi môn học (làm tròn đến 1 chữ số thập phân) của 02 học kỳ năm học lớp 11 và học kỳ I năm học lớp 12;

Điều kiện xét tuyển là tổng điểm các môn trong tổ hợp môn xét tuyển (chưa nhân hệ số) phải >=18,0.

02

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN TRÊN KẾT QUẢ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2024

Điểm các môn/ bài thi trong tổ hợp môn xét tuyển được lấy từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Điểm chuẩn tùy thuộc vào số lượng và phổ điểm của thí sinh đăng kí, Hội đồng tuyển sinh ĐHH sẽ đề xuất, quyết định và công bố.

03

Xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP HCM
Thí sinh xem chi tiết tại đây http://cete.vnuhcm.edu.vn/thi-danh-gia-nang-luc.html

ĐĂNG KÝ NGAY

Quản lý thủy sản (Fisheries management)

Mã ngành: 7620305
Chỉ tiêu: 80
Tổ hợp xét tuyển : A00, B00, B04, D01, D08
Giới thiệu ngành

Quản lý thủy sản (Mã ngành: 7620305) được hiểu là việc quản lý tài nguyên sinh vật trong nước, khoa học về kỹ thuật phát triển nuôi trồng thủy sản; khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản; sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thủy sản nhằm phát triển ngành thủy sản một cách hiệu quả và bền vững. Đặc biệt giúp cho người học khả năng tổ chức trang trại sản xuất, vận hành doanh nghiệp thủy sản một cách hiệu quả kinh tế, gắn liền nội dung đào tạo với các hướng nghiên cứu phát triển công nghệ mang tính chiến lược của ngành thủy sản Việt Nam.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Công chức, viên chức nhà nước: Bộ NN&PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục kiểm ngư, Vụ khai thác và BVNLTS, Sở NN&PTNT, Chi cục Thủy sản, Chi cục Biển đảo, Ban quản lý cảng cá, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, thành phố, Phòng NN&PTNT huyện thị, UBND các phường xã.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên cho các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành: Trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp về thủy sản; Viện nghiên cứu thủy sản; Tổ chức bảo tồn biển, bảo tồn thiên nhiên ở các tỉnh, thành phố.
  • Kỹ sư cho các doanh nghiệp Thủy sản (thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng): Quản lý thị trường giống, thức ăn, thuốc và chế phẩm sinh học thủy sản, kỹ thuật khu nuôi trồng thủy sản cho các doanh nghiệp thủy sản trong nước và nước ngoài như Tập đoàn Minh Phú, BIM group, C.P, Thăng Long, Uni-President, Toàn Cầu, Thông Thuận, Grobest, HaiD, Tongwei, …

Bệnh học thủy sản (Aquatic animal pathology)

Mã ngành: 7620302
Chỉ tiêu: 80
Tổ hợp xét tuyển : A00, B00, B04, D01, D08
Giới thiệu ngành

Ngành Bệnh học thuỷ sản còn khá mới mẻ và phục vụ đối tượng khá đặc biệt là động vật thuỷ sản. Việt Nam là nước có sản lượng nuôi trồng và xuất khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới và ngành thuỷ sản không những cung cấp nguồn thực phẩm quan trọng mà còn là nguồn sinh kế cho người dân. Đặc biệt, khi dân số ngày càng tăng thì nhu cầu thuỷ sản càng tăng. Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hâu, dịch bệnh trên đối tượng nuôi đang là thách thức lớn không những ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế người nuôi mà còn gây mất an toàn thực phẩm cho người sử dụng. Nhiều bệnh trên động vật có thể gây ngộ độc và gây bệnh cho người. Điều quan trọng của việc thực hiện một quy trình nuôi trồng thuỷ sản đảm bảo an toàn sinh học tốt đó cũng chính là cách bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho động vật nuôi và con người. Đây là một trong những yếu tố đặc biệt nhất của ngành Bệnh học thuỷ sản, đồng thời cũng là động lực học tập, hành nghề của nhiều bạn trẻ hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp

Tốt nghiệp với tấm bằng Kỹ sự Bệnh học thuỷ sản sẽ có rất nhiều cơ hội để tự khẳng định bản thân, các bạn có thể được vào làm việc tại cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực bệnh học thủy sản như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Phòng nông nghiệp, trạm khuyến nông khuyến ngư tại các huyện,….

Ngoài ra, các kỹ sư bệnh học thuỷ sản có thể trở thành giảng viên, nghiên cứu viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật; làm việc ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản, nuôi trồng thuỷ sản; hoặc các dự án liên quan đến thủy sản trong nước và quốc tế. Nếu có đủ điều kiện, năng lực và kinh nghiệm, các bạn cũng có thể làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, quản lý bệnh thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, kinh doanh thức ăn, thuốc thú y thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture)

Mã ngành: 7620301
Chỉ tiêu: 210
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, B04, D08, D01
Giới thiệu ngành

Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực trong lĩnh vực nông nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2020, thủy sản đóng góp khoảng 2,8 – 3% GDP với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu 11 tỷ USD, đưa Việt Nam lên vị trí thứ ba trên toàn thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc và Na Uy.

Sinh viên tốt nghiệp ngành Nuôi trồng thủy sản ra trường 90% có việc làm ngay với mức lương từ 15 – 20 triệu đồng/tháng. Được làm việc trong môi trường năng động, công nghệ sản xuất giống và nuôi thủy sản hiện đại tiên tiến. Có nhiều cơ hội làm việc với Công ty – tập đoàn thủy sản nổi tiếng trong và ngoài nước như Tập đoàn BIM group, Thông Thuận, Toàn Cầu, Uni-president, CP, Growbest, Thăng Long, … Ngoài ra, còn có cơ hội làm việc tại một số quốc gia mang lại nhu nhập cao như Nhật Bản, Isareal.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với chuyên ngành NTTS: cơ quan quản lý thủy sản từ Trung ương đến địa phương có liên quan đến lĩnh vực Nuôi trồng thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, Phòng nông nghiệp, Trạm khuyến nông khuyến ngư tại các huyện,…).

  • Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu chuyên ngành NTTS: Giảng viên, nghiên cứu viên các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật ngành Nuôi trồng thủy sản; tham gia các dự án liên quan đến lĩnh vực thủy sản trong nước và quốc tế.

  • Các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến lĩnh vực NTTS: Chuyên viên các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến thủy sản gồm các công ty thức ăn, thú y thủy sản, sản xuất và chế biến thủy sản. Làm chủ các doanh nghiệp về tư vấn, nuôi trồng thủy sản, quản lý sức khỏe động vật thủy sản, quản lý thức ăn, và thuốc thú y thủy sản.

Thú y (Veterinary medicine)

Mã ngành: 7640101
Chỉ tiêu: 170
Tổ hợp xét tuyển : A00, A02, B00, D08
Giới thiệu ngành

Ngành thú y nghiên cứu ứng dụng những nguyên tắc của y học trong phòng bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh cho động vật, bao gồm: gia súc, gia cầm và thú cưng. Theo học ngành Thú y, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức sinh lý, dịch tễ học, lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, phòng trị bệnh như nội khoa, ngoại khoa, sản khoa giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch cho động vật; kỹ năng tư vấn về kỹ thuật, công nghệ và kinh doanh trong lĩnh vực Thú y theo định hướng mang lại lợi ích kinh tế…100% sinh viên ngành Thú y được doanh nghiệp liên quan chăn nuôi, thuốc thú y và thú cưng tuyển dụng ngay sau khi bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp

Có thể đảm nhận các công việc trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Cục Thú y, Cục Chăn nuôi, Chi cục Thú y vùng; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ, Trạm Chăn nuôi và Thú y; Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng kinh tế, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp; Bệnh xá thú y, Thú y cơ sở.

Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y và trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nông nghiệp; Viện Thú y, Viện Chăn nuôi, Phân viện Thú y.

Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y

Và những vị trí việc làm khác tùy theo năng lực cá nhân.

Chăn nuôi (Animal science)

Mã ngành: 7620105
Chỉ tiêu: 150
Tổ hợp xét tuyển: A00, A02, B00, D08
Giới thiệu ngành

Ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng phát triển, kéo theo nhu cầu nhân lực ngành Chăn nuôi, Thú y tăng cao và luôn nằm trong top ngành nghề dễ xin việc nhất hiện nay. Theo phân tích thị trường lao động đến năm 2025, nước ta đang cần đến 3,2 triệu lao động ngành nông – lâm – ngư qua đào tạo, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực chăn nuôi, thú y. Thực tế cho thấy Chăn nuôi, Thú y là ngành có mức thu nhập rất hấp dẫn đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp. Mức thu nhập còn tùy thuộc vào vị trí công việc, địa điểm làm việc và đặc biệt là năng lực chuyên môn.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các cơ quan từ trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y như: Bộ NN& PTNT, Cục chăn nuôi, Cục thú y; Sở NN& PTNT, Trung tâm giống vật nuôi, Trung tâm khuyến nông, Chi cục CNTY; Phòng NN& PTNT, Phòng kinh tế, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.

  • Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y; các đại lý, cửa hàng kinh doanh thức ăn gia súc và thuốc thú y; các doanh nghiệp và trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

  • Các trường Đại học, Trung học nông nghiệp; Viện Chăn nuôi.

  • Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi thú y.

  • Những vị trí việc làm khác tùy theo năng lực cá nhân.

Hàng năm Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế thường xuyên tổ chức các sự kiện nhằm kết nối giữa doanh nghiệp và người học như: Ngày hội định hướng nghề nghiệp, Ngày hội việc làm, Doanh nghiệp cùng đồng hành trong đào tạo. Đặc biệt sinh viên trong quá trình học sẽ có cơ hội thực hành trực tiếp tại các công ty uy tín; được tham gia các câu lạc bộ chuyên ngành dưới sự bảo trợ của các công ty hoạt động trong lĩnh vực Chăn nuôi Thú y như: công ty Cổ phần CP Việt Nam, công ty GreenFeed Việt Nam, công ty CJ Vina, công ty R.E.P., công ty Goldcoin, công ty Sunjin, công ty Cargill,… từ những hoạt động trên sinh viên có thể đinh hướng sớm nghề nghiệp của mình trong tương lại. Hàng năm có từ 20-30 doanh nghiệp được Khoa và Nhà trường kết nối tham gia tuyển dụng sinh viên ra trường. Sinh viên ra trường được làm việc trong các tập đoàn và công ty uy tín có mức lương cao và có cơ hội để phát huy năng lực.

Khoa Học Cây Trồng (Crop Science)

Mã ngành: 7620110
Chỉ tiêu: 50
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, B03, B04, D08
Giới thiệu ngành

Khoa học cây trồng là ngành luôn có nhu cầu nhân lực cao đối với thị trường lao động trong nước và quốc tế trong xu hướng hội nhập. Ngành chuyên về lĩnh vực cây trồng, hoạch định chiến lược sản xuất và phát triển cây trồng bền vững; tư vấn, đánh giá và giải quyết các yêu cầu thực tiễn về lĩnh vực Khoa học cây trồng; Xây dựng, tổ chức và quản lý sản xuất cây trồng an toàn, thân thiện với môi trường trong hệ thống nông nghiệp tuần hoàn để tạo ra nguồn lương thực, thực phẩm, các loại trái cây, rau củ quả… đảm sự sống của nhân loại.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, an toàn lương thực được đặt lên hàng đầu. Lợi thế với hơn 70% dân số sản xuất nông nghiệp, nguồn cây trồng phong phú về lượng và chất, chính sách cởi mở, quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng. Việt Nam đang trở thành một tâm điểm cuốn hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực cây trồng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho ngành Khoa học cây trồng.
Khoa học cây trồng được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành nông nghiệp chủ chốt, ưu tiên phát triển xuyên suốt trong mọi thời đại. Vì vậy, đây là một ngành học luôn thu hút với nhiều cơ hội việc làm rộng mở tại các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật; Viện nghiên cứu, Viện sinh học nhiệt đới;
  • Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Trung tâm Khuyến nông; Chi cục hay Trạm Bảo vệ Thực vật; các Trung tâm Giống cây trồng;
  • Nông trường, nông trại, trang trại;
  • Các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật).
  • Khu du lịch, di tích, sân gôn và resort.
  • Ngân hàng (phụ trách các dự án nông nghiệp); Cửa khẩu quốc tế; Dự án phát triển; Tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.
  • Giảng dạy, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo (trung học, cao đẳng, đại học về nông nghiệp).
  • Công ty, trang trại, doanh nghiệp tại các nước Israel, Nhật Bản, Australia, Đan Mạch, Hà Lan…

Lâm nghiệp (Forestry)

Mã ngành: 7620210
Chỉ tiêu: 50
Tổ hợp xét tuyển: A00, A02, B00, B03, B04
Giới thiệu ngành

Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Nói đến Lâm nghiệp trước hết phải nói đến vai trò của rừng trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã hội. “Rừng là tài nguyên quý báu của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền với đời sống của nhân dân với sự sống còn của dân tộc”. Rừng chứa đựng những giá trị kinh tế xã hội, làm trong lành môi trường sống, là một trong những mắt xích quan trọng nhất cho sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào.
Không những thế ngành học này là một lựa chọn khá phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai khi mà Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế, xã hội và hạnh phúc của người dân trên toàn đất nước. Hơn nữa, xã hội đang cần những sinh viên tốt nghiệp ngành này để giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển vững tài nguyên rừng nhằm chống những biến đổi về khí hậu, tạo môi trường sống trong trong lành cho nhân loại. Hiện tại có rất nhiều các tổ chức phi Chính phủ, các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư mở rộng phát triển và khai thác những lợi ích từ ngành “Lâm nghiệp”, bạn hoàn toàn có rất nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi học xong ngành này với công việc ổn định có thu nhập cao.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (từ Trung ương đến địa phương): Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm, Hạt kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/huyện… với vai trò là cán bộ lãnh đạo đơn vị, chuyên viên hay cố vấn kỹ thuật về lâm nghiệp;
  • Các cơ quan sản xuất/quản lý lâm nghiệp: Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng (Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên) và Công ty sản xuất giống cây lâm nghiệp…;
  • Các cơ quan tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Trung tâm Điều tra, quy hoạch, thiết kế nông lâm nghiệp cấp tỉnh; Trung tâm khuyến nông Quốc gia; Trung tâm khuyến nông tỉnh; Trung tâm dịch vụ nông nghiệp; Viện/Phân Viện điều tra quy hoạch rừng…;
  • Các cơ quan đào tạo và nghiên cứu: Các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Viện Khoa học Lâm nghiệp/Nông nghiệp; Viện Điều tra quy hoạch rừng; Viện tài nguyên sinh vật…;
  • Công chức phường xã: Cán bộ lãnh đạo đơn vị, cán phụ trách lâm nghiệp xã/phường;
  • Các Chương trình, Dự án trong nước và quốc tế: Các dự án trồng phục hồi rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn;
  • Các tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và Quốc tế: Nhân viên của các tổ chức phi Chính phủ và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn rừng, Dịch vụ chi trả môi trường (PFES), Dịch vụ chi trả chứng chỉ Carbon (C-PFES), Chứng chỉ rừng (FSC và PFSC), Trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch môi trường… như tổ chức WWF (Quỹ Quốc tế bảo tồn thiên nhiên), SNV (Cơ quan phát triển Hà Lan), IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), ICRAF (Trung tâm nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực Nông Lâm kết hợp), ENV (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên), tổ chức Quốc tế Birdlife… và tư vấn cho các chương trình, dự án về lĩnh vực Bảo tồn đa dạng sinh học, Quản lý rừng bền vững,..

Nông nghiệp Công nghệ cao (High-tech Agriculture)

Mã ngành: 7620118
Chỉ tiêu: 50
Tổ hợp xét tuyển : A00, B00, B08, B03
Giới thiệu ngành

“Giới trẻ Việt Nam thường nghĩ rằng học ngành nông nghiệp thì tương lai sẽ trở thành nông dân, lam lũ và lạc hậu. Đó là quan điểm sai lầm, bởi tôi dám khẳng định trong một vài năm nữa, khối ngành nông nghiệp sẽ trở thành ngành “hot” nhất tại Việt Nam”. Ông Juan Ferreira – Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh toàn cầu Tập đoàn Monsanto, khẳng định như vậy tại buổi giao lưu về nông nghiệp bền vững và cơ hội nghề nghiệp. Nông nghiệp ở Việt Nam hiện đang phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 với một hệ thống sản xuất sử dụng hiệu quả các công nghệ mới, tiên tiến nhằm tối ưu hóa hiệu suất và cải thiện chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực Nông nghiệp công nghệ cao trở nên rất quan trọng. Do đó, chương trình đào tạo Kỹ sư Nông nghiệp công nghệ cao của Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm cung cấp cho thị trường lao động những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và kỹ năng thực hành vững vàng trong lĩnh vực này. Chương trình đào tạo Kỹ sư Nông nghiệp công nghệ cao tại Khoa Nông học không chỉ tập trung vào việc trang bị kiến thức về quy trình sản xuất, mà còn chú trọng vào việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, quản lý và tối ưu hóa hệ thống sản xuất, và phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá trị.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến ngành Nông nghiệp Công nghệ cao.

  • Cán bộ tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu liên quan đến ngành Nông nghiệp Công nghệ cao.

  • Cán bộ tại các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực Nông nghiệp Công nghệ cao.

Bảo vệ thực vật (Plant Protection)

Mã ngành: 7620112
Chỉ tiêu: 50
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, B03, B04, D08
Giới thiệu ngành

Theo thống kê nhu cầu tuyển dụng hằng năm của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật (BVTV) cho thấy ngành này đang rơi vào trạng thái “bão đơn”, chỉ riêng tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, mỗi năm nhu cầu trên 100 vị trí việc làm với thu nhập từ 10 – 25 triệu đồng/tháng cho kĩ sư ngành BVTV và khi nền Nông ngiệp nước nhà định hướng phát triển theo nông nghiệp hữu cơ thì nhu cầu xã hội về kĩ sư BVTV ngày càng nhiều.
Với thực trạng lạm dụng thuốc BVTV trong sản xuất cây trồng và bảo quản nông sản đã dẫn tới nhiều hệ lụy cho môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người thì BVTV là ngành có vai trò trọng trách trong việc xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững. Bên cạnh đó, bùng nổ dân số thế giới dẫn đến vấn đề ổn định lương thực toàn cầu ngày càng khó khăn. Với sứ mệnh bảo vệ sản xuất cây trồng nông nghiệp, đảm bảo năng suất và chất lượng cây trồng, ngành BVTV không những góp phần tăng thu nhập cho người dân mà còn đảm bảo an ninh lương thực, góp phần bảo vệ môi trường.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương liên quan đến lĩnh vực BẢO VỆ THỰC VẬT như: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Cục Bảo vệ thực vật, Viện Bảo vệ thực vật; Trung tâm Bảo vệ thực vật vùng; Trung tâm Kiểm dịch thực vật vùng; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh; Trung tâm dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp các huyện/thành phố; Bệnh viện cây trồng.

  • Các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nông nghiệp;

  • Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc Bảo vệ thực vật;

  • Các trang trại sản xuất cây trồng;

  • Các tổ chức phi chính phủ liên quan đến lĩnh vực Bảo vệ thực vật;

  • Khởi nghiệp kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trang trại nông nghiệp hữu cơ, Edu-farm, … tùy theo năng lực và mong muốn của cá nhân;

  • Các nước có nền nông nghiệp tiên tiến (Đan Mạch, Israel, Nhật Bản, Úc, Đức, Thụy Điển, …).

Quản lý tài nguyên rừng (Forest resources management)

Mã ngành: 7620211
Chỉ tiêu: 60
Tổ hợp xét tuyển: A00, A02, B00, B03, B04
Giới thiệu ngành

Ngành Quản lý tài nguyên rừng là một phần quan trọng của Lâm nghiệp, của nền kinh tế và sẽ tiếp tục tồn tại lâu dài trong tương lai. Nếu bạn luôn quan tâm và muốn đóng góp sức mình để quản lý bảo vệ, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng và môi trường (rừng, đất rừng và động vật rừng…) nhưng còn băn khoăn về cơ hội việc làm thì đừng ngần ngại đăng ký theo học ngành “Quản lý tài nguyên rừng”. Bởi ngành học này là một lựa chọn khá phù hợp với định hướng nghề nghiệp trong tương lai khi mà Chính phủ Việt Nam coi rừng là một nguồn tài nguyên sinh thái quan trọng, có giá trị cho sự phát triển kinh tế xã hội và hạnh phúc của người dân trên toàn đất nước. Hơn nữa, xã hội đang cần những sinh viên tốt nghiệp ngành này để giúp các cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên rừng nhằm chống lại những biến đổi về khí hậu, tạo môi trường sống trong lành cho nhân loại. Đồng thời, càng ngày ngành “Quản lý tài nguyên rừng” càng đỏi hỏi rất nhiều số lượng sinh viên tốt nghiệp thay thế cho lực lượng Kiểm lâm nghỉ hưu nhanh chóng. Hiện tại có rất nhiều các tổ chức phi Chính phủ, các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư mở rộng phát triển và khai thác những lợi ích từ ngành “Quản lý tài nguyên rừng”, bạn hoàn toàn có rất nhiều cơ hội tìm việc làm sau khi học xong ngành này với công việc ổn định có thu nhập cao, đây là một lợi thế khi bạn chọn theo học ngành này.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Cán bộ Kiểm lâm và Cảnh sát môi trường tại các đơn vị ở khu vực miền Trung và trong cả nước.

  • Cán bộ tại các cơ quan quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ như các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh, Khu dự trữ sinh quyển, Ban quản lý rừng phòng hộ và các Công ty lâm nghiệp.

  • Cán bộ tại các cơ quan nhà nước về quản lý tài nguyên rừng và môi trường các cấp như sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục kiểm lâm tỉnh, Hạt kiểm lâm huyện và kiểm lâm xã, Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, Viện/ Phân viện Điều tra và Quy hoạch rừng, Trung tâm và trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp, Công an môi trường, Cục Kiểm lâm, Tổng cục Lâm nghiệp, Vụ Khoa học và công nghệ, Cục bảo tồn đa đạng sinh học và các Sở và Bộ khác có liên quan.

  • Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, viện, trung tâm nghiên cứu có giảng dạy và nghiên cứu về lâm nghiệp và phát triển nông thôn.

  • Nhân viên của các tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn rừng, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên như tổ chức WWF (Quỹ quốc tế bảo tồn thiên nhiên), SNV (Cơ quan phát triển Hà Lan), IUCN (Liên minh bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), ICRAF (Trung tâm nghiên cứu quốc tế trong lĩnh vực Nông lâm kết hợp), ENV (Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên), tổ chức Quốc tế Birdlife…
  • Thực tập sinh tại các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel và các nước khác.

Quản lý đất đai (Land management)

Mã ngành: 7850103
Chỉ tiêu: 160
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C00, C04
Giới thiệu ngành

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là cơ sở cho nền kinh tế quốc dân. Quản lý đất đai hiệu quả là tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, đồng thời đảm bảo việc nâng cao hiệu quả cho việc quản lý và sử dụng đất đô thị, nông thôn theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật. Công việc của người làm trong lĩnh vực quản lý đất đai là đo đạc địa chính, xây dựng các loại bản đồ, giải quyết các công tác thủ tục hành chính về đất đai. Thực tế cho thấy quản lý đất đai là công việc hấp dẫn đối với một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động trẻ hiện nay. Sức hấp dẫn của công việc quản lý đất đai đến từ việc trực tiếp tham gia quản lý thị trường nhà đất, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đền bù, giải tỏa, định giá đất… Đặc biệt là sinh viên khi ra trường có công việc và thu nhập ổn định. Hiện nay, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế là một trong số ít những trường đại học trong cả nước đang đào tạo chuyên sâu về nhân lực quản lý đất đai cung cấp cán bộ cho cơ quan quản lý nhà nước các địa phương. Khoa Tài nguyên đất và Môi trường Nông nghiệp được giao nhiệm vụ quản lý và tổ chức đào tạo ngành Quản lý đất đai.
Trong ngành Quản lý đất đai, bên cạnh chương trình đào tạo chính của ngành thì còn có chuyên ngành Địa chính và quản lý đô thị. Đây là chuyên ngành đào tạo đang được thị trường lao động rất quan tâm và có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực rất lớn hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp

Với các kiến thức và kỹ năng được trang bị, sinh viên ngành Quản lý đất đai của trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm rất tốt và có khả năng đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ quan, doanh nghiệp gồm: các cơ quan nhà nước như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,…; Trung tâm phát triển quỹ đất; Phòng Quản lý đô thị các cấp; Văn phòng Đăng ký đất đai; Các bộ phận hành chính công, bộ phận 1 cửa; Cán bộ Địa chính – Xây dựng tại các xã, phường; Các trường Đại học, Viện nghiên cứu có ngành nghề đào tạo liên quan đến Quản lý đất đai….Bên cạnh đó, sinh viên còn có nhiều cơ hội để làm việc tại các Công ty đo đạc; Công ty tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; Các công ty tư vấn pháp luật đất đai; Trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản.

Bất động sản (Real Estate)

Mã ngành: 7340116
Chỉ tiêu: 100
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, C00, C04
Giới thiệu ngành

Hiện nay, tiềm năng phát triển của ngành Bất động sản là rất lớn và nhân lực làm việc trong ngành này luôn có mức thu nhập cao so với nhiều ngành nghề khác trong xã hội. Tuy nhiên, mặc dù có nhu cầu cao về nguồn nhân lực nhưng hiện nay ngành Bất động sản (một trong những ngành đang hot nhất hiện nay) vẫn luôn có sự thiếu hụt rất lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp. Do vậy, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản đã liên kết chặt chẽ với các trường đại học có đào tạo ngành Bất động sản trong đó có trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế để hỗ trợ sinh viên học tập và tuyển dụng sinh viên vào làm việc ngay khi đang còn học tập trên ghế nhà trường.
Trong ngành Bất động sản, bên cạnh chương trình đào tạo chính của ngành thì còn có hai chuyên ngành gồm: chuyên ngành Quản lý tài chính và Bất động sản và chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị và Bất động sản. Đây là hai chuyên ngành đào tạo đang được thị trường lao động rất quan tâm và có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân lực rất lớn hiện nay.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước:
    • Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư…;
    • Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
    • Phòng Quản lý Đô thị, Phòng Kinh tế Hạ tầng, Phòng Công thương, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
    • Công chức Địa chính – Xây dựng, thanh tra xây dựng tại các xã, phường, thị trấn.
  • Nhân viên trong các công ty kinh doanh, môi giới bất động sản, ngân hàng, tổ chức tín dụng, trung tâm định giá đất, môi giới nhà đất, sàn giao dịch bất động sản, trung tâm tư vấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, công ty tài nguyên và môi trường;
  • Giảng viên ngành bất động sản tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp;
  • Thành lập doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

Công nghệ kỹ thuật cơ khí (Mechanical Engineering Technology)

Mã ngành: 7510201
Chỉ tiêu: 70
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, A02, A10, B00
Giới thiệu ngành

Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò nền tảng và nó hiện diện hầu hết trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh tế, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Chính vì thế xu hướng phát triển khoa học và kỹ thuật công nghệ cơ khí đang được quan tâm đầu tư.
Đặc biệt, sự đổi mới ngày càng mạnh mẽ của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí đóng vai trò hết sức quan trọng tạo đà cho đất nước phát triển. Vì vậy mà ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong tương lai.
Hiện nay, ngành cơ khí đã hình thành một số doanh nghiệp lớn có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực, cũng như một số doanh nghiệp có nhiều triển vọng trong các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô, cơ khí nông nghiệp…. Một số phân ngành cơ khí đã chế tạo được các sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn khu vực, thậm chí có thể đạt tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, các phân ngành cơ khí quan trọng như: thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông – lâm – ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện – điện tử và cơ khí ô tô – cơ khí giao thông vận tải đạt kết quả thấp so với Chiến lược phát triển ngành cơ khí đã đề ra (theo Bộ Công Thương). Đây chính ta tiềm năng phát triển của ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động tại các công ty về cơ khí, điện – điện tử tại các nhà máy sản xuất.
  • Nhân viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, thi công và chuyển giao các dây chuyền hệ thống cơ khí, có thể tiếp cận nhanh và làm chủ được hệ thống sản xuất tự động tại các doanh nghiệp cơ khí, các nhà máy sản xuất.
  • Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phân kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, cơ khí – tự động hoá.
  • Làm chủ doanh nghiệp hay khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ khí.
  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực cơ khí, cơ khí – tự động hóa.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ khí, cơ điện tử.

Kỹ thuật Cơ điện tử (Mechatronics engineering)

Mã ngành: 7520114
Chỉ tiêu: 80
Tổ hợp xét tuyển: A00, A01, A02, A10, B00
Giới thiệu ngành

Ngành Kỹ thuật Cơ điện tử đào tạo sinh viên trở thành người kỹ sư có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến thiết kế, chế tạo, vận hành, cải tiến và bảo trì các hệ thống máy móc thiết bị cơ điện tử trong các qui trình sản xuất và chế tạo của các nhà máy và xí nghiệp; có khả năng thích nghi và áp dụng các công nghệ tiên tiến của khu vực và thế giới nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Chương trình đào tạo được thiết kế với thời gian học thí nghiệm/thực hành nhiều, học thực hành song song với lý thuyết sẽ giúp sinh viên tiếp thu bài tốt hơn. Khoa Cơ Khí và Công Nghệ có tất cả 5 phòng thí nghiệm/thực hành gồm phòng thực hành kỹ thuật điện -điện tử, phòng thực hành kỹ thuật điều khiển tự động hóa, phòng máy tính và mô phỏng, phòng thực hành cơ khí – gia công kim loại và không gian sáng tạo Robot.
Trong suốt chương trình học, sinh viên được trau dồi kỹ năng và kiến thức qua các đợt thực tập tiếp cận nghề, thao tác nghề và thực tế nghề tại các doanh nghiệp tại địa phương và các thành phố lớn trong cả nước. Khoa Cơ khí và Công nghệ đã liên kết và hợp tác với nhiều công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sinh viên ngành Kỹ thuật cơ điện tử có điều kiện tham gia trải nghiệm thực tập tế tốt nhất nhằm rèn luyện kỹ năng và tiếp cận được với những hệ thống Cơ điện tử đa dạng và hiện đại.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Kỹ sư thiết kế, vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động tại các công ty về cơ khí, điện – điện tử.
  • Nhân viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty về cơ khí, điện – điện tử.
  • Giám đốc kỹ thuật, trưởng bộ phân kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện – điện tử.
  • Làm chủ doanh nghiệp hay khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật cơ điện tử.
  • Cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước liên quan đến lĩnh vực cơ khí, điện tử và tự động hóa.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực cơ điện tử.

Công nghệ thực phẩm (Food technology)

Mã ngành: 7540101
Chỉ tiêu: 170
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, B03, B04, D08
Giới thiệu ngành

Công nghệ Thực phẩm, ngành được xếp thứ hai trong ba nhóm ngành dẫn đầu về nhu cầu nhân lực giai đoạn 2015 – 2025, là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, tổ chức quản lý, vận hành dây chuyền công nghệ sản xuất – bảo quản thực phẩm, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,…
Với qui mô dân số cao, hội nhập sâu rộng cùng với thế mạnh về nguồn nguyên liệu phong phú đặc sắc cùng nhiều chính sách phù hợp, Việt Nam đang trở thành một điểm đến hấp dẫn với hoạt động đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cơ hội việc làm lớn cho ngành Công nghệ Thực phẩm.
Công nghệ Chế biến Thực phẩm được Chính phủ lựa chọn là một trong những nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035. Do vậy, Công nghệ Thực phẩm đang là một ngành học hấp dẫn với triển vọng việc làm rộng mở tại các doanh nghiệp nội địa lẫn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Kỹ sư vận hành dây chuyền sản xuất thực phẩm.
  • Cán bộ quản lý, giám sát và đảm bảo chất lượng.
  • Cán bộ quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Nhân viên nghiên cứu phát triển sản phẩm.
  • Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Viện, Trường có nghiên cứu, đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng.

Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm (Food quality assurance and Safety)

Mã ngành: 7540106
Chỉ tiêu: 40
Tổ hợp xét tuyển: A00, B00, B03, B04, D08
Giới thiệu ngành

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm là ngành khoa học về xử lý, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm bằng việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm phòng tránh thực phẩm bị hư hỏng, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra từ đó tránh được nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người.
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, có ý nghĩa kinh tế chính trị, xã hội rất quan trọng. Đảm bảo chất lượng hàng hóa là yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong giai đoạn hội nhập. Nền kinh tế càng phát triển, đòi hỏi nâng cao chất lượng hàng hóa càng tăng. Riêng đối với thực phẩm, việc nâng cao chất lượng hàng hóa là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm là nhân tố quyết định sự phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân và hội nhập kinh tế quốc tế.
Việc đào tạo Kỹ sư ngành Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm là đúng theo định hướng phát triển nguồn nhân lực từ 2012 đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đang triển khai trên khắp cả nước nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ làm chuyên môn lĩnh vực Đảm bảo chất lượng và An toàn thực phẩm của Việt Nam.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Kỹ sư làm việc tại các phòng quản lý chất lượng (QC: Quality control), giám sát, kiểm tra chất lượng (QA: Quality assurance); các phòng RD (Research development), KCS (kiểm tra chất lượng sản phẩm), tổ trưởng, quản lý và chỉ đạo sản xuất… trong các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thực phẩm, doanh ngiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi;
  • Kỹ sư phân tích và kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm phân tích, trung tâm kiểm định chất lượng, trung tâm y tế, phòng vệ sinh an toàn thực phẩm ở các tỉnh, thành phố hay các cơ sở ở địa phương;
  • Tham gia công tác cho các nhà phân phối thiết bị, dụng cụ cho các cơ sở sản xuất hay các phòng thí nghiệm;
  • Kỹ sư điều hành các quy trình công nghệ tại các nhà máy, cơ sở chế biến, sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Nghiên cứu viên trong các viện nghiên cứu về Công nghiệp thực phẩm, Kiểm nghiệm thực phẩm, Dinh dưỡng, Công nghệ sau thu hoạch…;
  • Kỹ thuật viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong các Trường, Viện có đào tạo ngành Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản;
  • Tự tổ chức sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm, phụ gia thực phẩm…
  • Ngoài ra, người học có thể học tiếp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong nước và quốc tế về Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ chế biến thủy hải sản, Dinh dưỡng người và Đảm bảo chất lượng – An toàn thực phẩm

Phát triển nông thôn (Rural Development)

Mã ngành: 7620116
Chỉ tiêu: 60
Tổ hợp xét tuyển: A07,B03, B04, C00, C04
Giới thiệu ngành

Phát triển nông thôn, ngành học được đặc biệt quan tâm trong bối cảnh mới, nhu cầu nhân lực cho chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn rất cao nhằm thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng chính phủ (Quyết định số 150/QĐ-TTg, ban hành ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ).
Phát triển nông thôn bao gồm tổ hợp những nội dung hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, môi trường, văn hóa liên quan đến con người và các cộng đồng sống ở nông thôn theo các tiêu chí của quá trình phát triển bền vững.
Với những chính sách ưu tiên phát triển của Chính phủ, định hướng Phát triển nông thôn toàn diện mang đến cho người học ngành Phát triển nông thôn rất nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Sau đại học người học có cơ hội học tập cao hơn (Thạc sĩ, Tiến sĩ) đúng chuyên ngành hoặc ngành gần. Do vậy, Phát triển nông thôn đang là ngành học hấp dẫn, nhiều cơ hội làm việc, cơ hội trãi nghiệm, học tập nâng cao năng lực chuyên môn trong và ngoài nước.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Các cơ quan quản lý nhà nước phù hợp với chuyên ngành gồm: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Phát triển nông thôn, và các phòng ban thuộc UBND các cấp.
  • Các cơ sở đào tạo, nghiên cứu chuyên ngành: Trường Đại học, cao đẳng, trung cấp và trường đào tạo nghề, Viện/Trung tâm nghiên cứu và phát triển nông lâm ngư nghiệp.
  • Các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế có liên quan đến lĩnh vực PTNT: Các tổ chức phi chính phủ (NGOs), Doanh nghiệp tư nhân, tập đoàn, công ty cổ phần, công ty TNHH, Hợp tác xã, Tổ chức phi lợi nhuận,…

Kinh doanh và Khởi nghiệp nông thôn (Business and Rural Enterpreneurship)

Mã ngành: 7620119
Chỉ tiêu: 50
Tổ hợp xét tuyển: A07, C00, C04, D10
Giới thiệu ngành

Ngành Kinh Doanh và Khởi nghiệp nông thôn (Business and Rural Enterpreneurship) là ngành tiên phong trong phát triển ngành nghề kinh doanh và thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Thông qua đào tạo, ngành sẽ cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực với đầy đủ tư duy và kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, cũng như tạo động lực cho sự tự phát triển của người học dựa trên năng lực chuyên môn được học. Điều này góp phần đáp ứng xu thế Quốc gia khởi nghiệp, cũng như thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nước nhà. Ngành sẽ đào tạo cử nhân kinh doanh và khởi nghiệp nông thôn có, phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tốt, và ý chí sáng tạo khởi nghiệp và thái độ nghề nghiệp phù hợp.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Làm nhân viên kinh doanh, nhân viên thị trường, quản lý vùng kinh doanh cho các công ty, tập đoàn như: Hoàng Anh Gia Lai, Tân Lộc Phát, Thai Binh Seed, Nhan Thuy Food, công ty TNHH Thức ăn Rico, Greenfeed, CP, Công ty Hải Nguyên, Bảo hiểm Bảo Việt,…
  • Khởi sự kinh doanh, làm chủ doanh nghiệp khởi nghiệp,
  • Làm cho các cơ quan nhà nước như Trường Đại học, Cao đẳng, Phòng kinh tế, Phòng nông nghiệp..,
  • Làm ở các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước,
  • Thực tập sinh ở các nước Nhật Bản, Israel, Đan Mạch…

Khuyến nông (Agricultural extension)

Mã ngành: 7620102
Chỉ tiêu: 40
Tổ hợp xét tuyển: A07, B03, B04, C00, C04
Giới thiệu ngành

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp với 60% dân số lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy Khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nông dân đổi mới và phát triển sản xuất nông nghiệp, giúp người nông dân tiếp cận và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, tiến lên khá và giàu.
Cử nhân ngành khuyến nông sau khi tốt nghiệp có khả năng tổ chức, quản lý và thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, các chương trình khuyến nông, có khả năng đánh giá, phân tích những khó khăn về kỹ thuật hoặc về kinh tế xã hội mà nông thôn đang gặp phải, từ đó đề xuất những giải pháp với sự tham gia của người dân; Xây dựng đề án, thực hiện những chương trình nghiên cứu kế hoạch phát triển nông thôn và phân tích những chính sách nông nghiệp liên quan đến nông dân; Hình thành và quản lý những cơ sở sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp nhỏ ở nông thôn.
Trong bối cảnh hiện nay, chương trình đào tạo ngành khuyến nông hướng đến việc liên kết chặt chẽ với kỹ thuật nông nghiệp hiện đại công nghệ cao, chuyển đổi số gắn với thị trường, khởi nghiệp và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, ngành Khuyến nông được đánh giá cao trong nhóm ngành Nông nghiệp.

Cơ hội nghề nghiệp
  • Cán bộ tại cơ quan khuyến nông, dịch vụ và tư vấn phát triển: Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông các tỉnh, trung tâm dịch vụ và chuyển giao kỹ thuật, trạm khuyến nông các huyện và cán bộ, công chức trong các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp.
  • Cán bộ kinh doanh làm việc trong các doanh nghiệp, các công ty nhà nước hay các công ty liên doanh hoặc tư nhân trong kinh doanh sản phẩm đầu vào và đầu ra trong sản xuất Nông lâm nghiệp.
  • Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Cán bộ làm việc trong các tổ chức Quốc tế, các công ty tư vấn về kinh tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ sinh kế.
  • Cán bộ của các dự án/chương trình khuyến nông, phát triển sinh kế và phát triển nông thôn.
  • Cán bộ trong các cơ quan truyền thông các cấp, trong các công ty, tập đoàn hay các tổ chức phát triển trong lĩnh vực nông lâm, nghiệp.